“Hệ sinh thái digital” là gì, và vì sao ta nên thiết kế nó một cách tử tế?

Thế kỷ 21, mỗi người chúng ta đều đang sống giữa một một hệ sinh thái công nghệ. Tuỳ nhu cầu, mỗi người sẽ chọn “nuôi” và “diệt” những thiết bị, ứng dụng… nhất định trong hệ sinh thái của mình.

Trong bài viết này, tớ xin phép chia sẻ với các cậu về sinh thái công nghệ của tớ, hy vọng cung cấp thêm thông tin tham khảo, giúp cậu xây dựng hệ sinh thái phù hợp cho bản thân nhé.

Bài này không có quảng cáo.

PRODUCTIVITY

1. TickTick – Ứng dụng quản lý to-do list (web, desktop app, mobile app)

TickTick Review Updated 2023 [Features, Pricing & More]

Đây là ứng dụng quản lý to-do list tớ đánh giá cực kỳ hiểu người dùng. Các tính năng làm tớ mê mệt TickTick:

  • Phân loại task: liệt kê task, phân loại task theo thư mục, theo deadline, theo tag, theo mức độ ưu tiên, theo màu…
  • Sorting/view: chỉ với một click, tớ có thể chuyển qua chuyển lại giữa view danh sách công việc của hôm nay / của những ngày tới / hay của một nhóm công việc do tớ tự cài đặt.
  • Chuyển task từ ngày này qua ngày khác: một tính năng thú thực là tớ dùng khá nhiều.
  • Thêm chi tiết cho từng task: ghi chú text, sub-task nhỏ hơn, % hoàn thành task
  • Ngoài ra, nếu nâng cấp bản Premium (667k/năm, tương đương chưa đầy 2k/ngày), người dùng có thể link trực tiếp task qua lịch (Google Calendar, Outlook Calendar…) và xem task hiển thị theo lịch; xem báo cáo mình có thường hoàn thành task đúng hạn không, hay có xu hướng delay task từ ngày này qua ngày khác.

Những gạch đầu dòng trên đọc có vẻ đơn giản, nhưng TickTick là ứng dụng đầu tiên cung cấp TẤT CẢ các tính năng này FREE, cộng với phần UX cực kỳ dể hiểu.

TickTick là cứu tinh cuộc đời multi-task khủng khiếp của tớ hơn 2 năm nay. Mỗi lần nhận được công việc mới, tớ chỉ cần gõ thông tin task + ngày dự định thực hiện, và yên trí là đến ngày đó, task sẽ chễm chệ trên to-do list. Mỗi sáng, việc đầu tiên tớ làm là mở web TickTick, rồi tab TickTick đó sẽ được mở xuyên suốt ngày làm việc hôm đó.

2. Notion – Bộ não thứ 2 của tớ

48 Best & Free Notion Templates for Everything [2023] | Gridfiti

Trước đây, để lưu trữ thông tin, tớ dùng hết quyển sổ này đến quyển sổ khác. Còn giờ, tớ có một cuốn sổ vô tận là Notion.

Từ planning cuộc đời đến ghi chú khi đọc sách; từ kế hoạch du lịch cho đến toàn bộ kho tài nguyên viết lách của tớ đều được lưu tại Notion. Bên cạnh lưu trữ, Notion còn cung cấp tính năng gắn tag, sắp xếp, phân loại, link thông tin chéo thư mục… cực kỳ đỉnh.

Đang đi đường mà nảy ra ý tưởng cho việc viết lách chẳng hạn, ta chỉ cần mở app Notion trên điện thoại ra gõ gõ, và tèn ten, thông tin được lưu lại, đồng bộ hoá, và ta có thể truy cập thông tin đó bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu (có wifi).

Bộ não con người có khả năng (capability) vô hạn, nhưng dung lượng (capacity) thì giới hạn. Nếu mình bắt não lưu nhiều thông tin, não sẽ buộc phải cắt giảm “chỗ” dùng cho phân tích, ra quyết định. Ngược lại, nếu muốn não dành nhiều chỗ cho phân tích, ra quyết định, ta buộc phải giảm lượng thông tin lưu trong não. Tớ chọn ưu tiên việc phân tích – chức năng mà (hiện tại) chỉ não tớ làm được, còn lưu trữ, tớ “outsource” qua mấy bộ não digital như TickTick, Notion.

Thông tin thêm: Gần đây, Notion đã tích hợp AI để hỗ trợ người dùng lên ý tưởng, viết lách, biên tập… ngay trong ứng dụng. Tớ đã dùng thử, và Notion AI (giá $8/tháng) ổn áp tương đương ChatGPT nha.

3. ChatGPT – Em trợ lý cần cù, tốt tính, và không (chưa) cần lương

Vì sao Chat GPT và các công cụ AI không thể thay thế những cây viết thực  thụ?

Có lẽ không phải giới thiệu nhiều về ẻm nữa nhỉ?

Cách tớ dùng ChatGPT là đối xử với ẻm y như một trợ lý con người: Brief đề bài càng cụ thể, ẻm càng nộp bài đúng ý mình. Với mỗi bài tập ẻm nộp, tốt thì tớ khen, không tốt thì tớ chê – nói chung là luôn feedback để ẻm học, từ đó làm việc đúng ý mình hơn.

Hiện tại, tớ hay kêu ẻm đề xuất ý tưởng, viết nháp nội dung, tổng hợp thông tin, dịch thuật. Tiết kiệm được kha khá thời gian làm việc nha.

4. Không cài app mạng xã hội trên điện thoại

Với hệ sinh thái công nghệ, ta có “nuôi”, thì cũng phải có “diệt”. Cá nhân tớ chọn “diệt” các app mạng xã hội trên điện thoại (tớ có dùng mạng xã hội, nhưng chỉ truy cập qua laptop).

Vì sao ấy hả? Tớ có cả một bài viết TẠI ĐÂY nè.

SỨC KHOẺ

5. Clock – Ứng dụng báo thức

Thực ra cậu dùng app Clock hay thiết bị nào để đặt báo thức đều ổn, quan trọng là: NHỚ ĐỂ BÁO THỨC XA TẦM TAY.

Thứ nhất, việc đứng dậy, di chuyển để tắt báo thức giúp tăng khả năng ta thực-sự-dậy (chứ không phải tạm tắt tiếng báo thức rồi khò tiếp). Thứ hai, để điện thoại xa đầu có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của ta ấy.

6. Balance – Ứng dụng thiền

Mindfulness App Made Just For You | Mindfulness Exercises

Tớ đã thử qua nhiều app thiền, và chọn chốt đơn với Balance.

Balance nổi bật ở khả năng cá nhân hoá nội dung thiền: người dùng có thể chọn mục tiêu thiền, chọn chủ đề thiền (tập thở, giảm anxiety, tăng độ tập trung, tăng tính sáng tạo, thiền trước khi ngủ, thiền khi đi đường…), chọn độ dài bài thiền, chọn giọng đọc, chọn thời điểm app gửi thông báo nhắc mình thiền…

Nhiều khi trước bài thiền, app sẽ hỏi vài câu để biết mình đang cảm thấy thế nào, đang muốn gì, từ đó điều chỉnh bài thiền theo tâm trạng, hoạt động của mình. Hoặc, nếu đã lâu mình không mở một chủ đề nào đó, app sẽ đưa một đoạn giới thiệu ngắn để giới thiệu nội dung thiền chuẩn bị diễn ra. Còn nếu ngày nào mình cũng mở nội dung đó rồi, app sẽ tự động bỏ qua đoạn giới thiệu ban đầu.

Balance tặng người dùng 1 năm đầu tiên miễn phí. Sau đó giá mua sẽ tầm 1.667k/năm, hoặc nếu mua gói trọn đời thì 9.500k, nhưng nếu cậu canh sale vào những dịp như Giáng Sinh/ năm mới, thì giá gói trọn đời nhiều khi chưa đến 2.400k. Cá nhân tớ đã hốt gói trọn đời với giá 3.500k.

7. Health – Ứng dụng theo dõi sức khoẻ

Apple Health | Heart rate, Medications, Sleep

Health là app sức khoẻ mặc định của Apple. Tớ dùng Health để đo lường số bước chân trong ngày, đo thời gian ngủ, đặc biệt là theo dõi vòng kinh nguyệt.

Một tính năng tớ đánh giá cao ở Health là app có thể dự đoán kỳ kinh nguyệt tiếp theo dựa trên data những tháng trước. Từ hồi dùng Health, tớ tự tin hẳn khi chuẩn bị cho mỗi mùa dâu, không còn những pha hết hồn vì nhớ nhớ quên quên khi nào dâu rụng nữa.

NHAI CONTENT

8. Apple Books/ Kindle

Đây là hai app hỗ trợ tớ đọc sách trên điện thoại. Tớ dùng Kindle cho sách bản quyền tiếng Anh, đặc biệt là những cuốn mới ra mắt, không mua được sách giấy. Còn Books thì tớ dùng để đọc những cuốn sách/ file PDF tớ trữ được từ nhiều nguồn khác – nhận quà ebook khi tham gia khảo sát chẳng hạn.

Để tự push bản thân đọc nhiều hơn, tớ cài hẳn một cái widget cho Books chiếm 1/2 màn hình điện thoại. Cái gì đập vào mắt thì dễ thúc đẩy mình hành động hơn mà. Từ lúc có cái widget này, tớ cứ ngứa tay cầm điện thoại lên là mở app đọc. Chỉ vài trang mỗi lần, mà thành ra tích tiểu thành đại.

9. Apple Podcast

Đây là kho podcast MIỄN PHÍ dành cho con dân Apple. Chỉ cần có iPhone/ iPad/ iMac/ Macbook trong tay, cậu có thể truy cập ngay hàng triệu nội dung podcast chất lượng.

Tớ hay nghe podcast trên đường đi làm, lúc makeup, khi dọn nhà. Mở Apple Podcast, tớ chọn mục Latest Episodes, rồi lựa những content thú vị nhất.

Tham khảo danh sách các podcast tớ đăng ký nghe TẠI ĐÂY nhé.

10. Apple Music

Lý do tớ chọn Apple Music thay vì Spotify đơn giản lắm: Tớ dùng thiết bị của Apple; và ở thời điểm tớ chọn mua dịch vụ stream nhạc, Apple Music cho phép tớ nghe nhạc theo nghệ sĩ, còn Spotify thì không.

Giá của Apple Music hiện tại là 65k/tháng. Nếu có tài khoản học sinh – sinh viên, giá sẽ là 35k/tháng.

11. YouTube

Hẳn không ai lại bỏ qua một kho content xịn xò, đặc biệt vẫn load được HD kể cả khi cáp quang bị cá mập cắn, như YouTube nhỉ? Tận dụng thuật Toán của YouTube – mình xem nội dung gì càng nhiều, YouTube càng đề xuất thêm video chủ đề đó – tớ dùng hai tài khoản YouTube riêng biệt: một để học và một để chơi.

Mở tài khoản học của tớ, cậu sẽ thấy toàn các nội dung về triết học, kỹ năng, thời sự… Còn mở tài khoản chơi, cậu sẽ thấy toàn nội dung K-pop, nhảy, và phim. Tuỳ lúc, tuỳ nhu cầu, tớ sẽ lướt YouTube qua tài khoản tương ứng.

Tham khảo danh sách các channel tớ đăng ký với tài khoản học TẠI ĐÂY nhé.

LỜI KẾT

Dù muốn hay không, sự thực là hệ sinh thái công nghệ có tầm ảnh hưởng cực lớn đến cuộc đời ta. May mắn thay, ta có toàn quyền thiết kế nó.

Vậy thì, cậu nhớ thiết kế làm sao để hệ sinh thái công nghệ phục vụ cậu, thay vì nuốt chửng cậu nhé. :’>

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top