“HỎI: Tôi cảm thấy hầu như không thể nào thay đổi được các thói quen của bản thân. Điều đó có thường gặp không, hay tôi chỉ là một trường hợp đặc biệt?
ĐÁP: Bạn không hề đặc biệt, tôi sẽ giải thích ngay sau đây.
Có thể bạn đã từng xem đoạn phim về hành trình tàu vũ trụ Apollo 11 đổ bộ lên mặt trăng. Những ai đã xem thì không thể tin vào mắt mình khi nhìn thấy con người đặt chân lên mặt trăng. Bạn có biết năng lượng lớn nhất tiêu tốn cho cuộc hành trình này được dùng cho giai đoạn nào hay không? Cho quãng đường 250.000 dặm từ trái đất đến mặt trăng? Cho hành trình quay về trái đất? Cho giai đoạn tiếp cận quỹ đạo mặt trăng?… Tất cả đều không phải. Năng lượng tiêu tốn cho việc phóng con tàu ra khỏi sức hút của trái đất trong những giây phút đầu tiên – ở những dặm đầu tiên – của cuộc hành trình mới là lớn nhất.
Sức hút đối với con tàu trong những dặm đầu tiên là vô cùng lớn. Nó đòi hỏi nội lực của con tàu phải lớn hơn sức hút của trái đất để có thể bay vào không gian. Nhưng khi đã bay vào quỹ đạo rồi thì hầu như con tàu không tốn năng lượng bao nhiêu để làm những việc khác.
Ví dụ về con tàu vũ trụ cho thấy có thể cần phải có một số điều kiện để thoát khỏi thói quen cũ và xây dựng thói quen mới. Có thể ví sức hút của trái đất như sức cản của các thói quen cũ đã ăn sâu bám rễ, nhưng xu hướng di truyền, điều kiện ngoại cảnh, ánh hưởng của cha mẹ… còn sức cản của bầu khí quyển như sức căn của các yếu tố xã hội, văn hoá của tổ chức mà chúng ta là thành viên. Để có thể vượt qua hai lực cản này, bạn cần phải có một nội lực mạnh hơn cả hai lực cản đó để có thể cất cánh. Sau khi “cất cánh,” bạn sẽ nhận ra rằng bạn mạnh mẽ hơn bạn bao giờ hết.”
Trên đây là một trích đoạn từ cuốn “Thói Quen Thứ 8” (Stephen R. Covey). Cậu nghĩ sao về hình ảnh tàu Apollo vượt khỏi lực cản của trái đất và bầu khí quyển?