Một nghề cho chín, hay chín nghề cho ngon?

1.

“Túm lại thì công việc của em là gì vậy Linh?” – tớ đã đớ người 3s khi nhận được câu hỏi này.

Sau 3 năm lộ trình Management Trainee, với nghiệp vụ huấn luyện, tớ biết mỗi thứ một miếng: đứng lớp cũng biết, viết chương trình cũng biết, quản lý dự án cũng biết… Nhưng mà tớ chẳng chuyên cái gì cả.

Theo dõi LinkedIn và các báo cáo thị trường lao động, tớ biết những đứa generalist như tớ hiện tại khá hợp thời: học nhanh, có transferable skills và cover được nhiều mảng công việc. Nhưng không-chuyên-sâu-cái-gì nhiều lúc làm tớ thấy bản thân như trôi lơ lửng mà không có neo ấy.

Ở đầu bên kia của câu chuyện, một đứa bạn specialist từng thở dài với tớ rằng: “Mấy năm rồi tao chỉ làm mỗi công việc này. Cũng gọi là biết việc đấy, nhưng cứ thế này thì làm sao lên sếp được?”.

Rồi nó lo lắng về việc bị đào thải trong tương lai nếu không bắt kịp với những chuyển đổi trong ngành, nó e ngại bản thân bị bó hẹp trong chuyên môn duy nhất mà nó biết. “Hay là tao xin rotation qua một mảng khác nhỉ?” – Tớ đã không trả lời, vì bản thân tớ cũng đã rõ đường đi nước bước đâu.

2.

Dạo gần đây, thiên hạ kháo nhau rằng: câu trả lời cho MỘT NGHỀ CHO CHÍN, HAY CHÍN NGHỀ CHO NGON là phát triển năng lực theo mô hình chữ T.

(Sơ bộ về mô hình chữ T: https://www.ybox.vn/ky-nang/mo-hinh-chu-t-khung-phat-trien-kien-thuc-va-ky-nang-toan-dien-612d974b39483868d2147ae6)

Ừ, nhưng trong thực tế cần thực hiện những bước nào để phát triển chữ T thì thiên hạ không nói.

Điều cá nhân tớ băn khoăn nhất về mô hình chữ T là: Nếu muốn trở thành leader trong tổ chức, thì ở mỗi lĩnh vực thuộc đường ngang trong chữ T, ta đào sâu đến mức nào thì dừng? Kể cả là phát triển bề ngang thì cũng đâu chạy qua hàng quýt được, phải không? 🙂

Đem băn khoăn này hỏi một anh đồng nghiệp senior, tớ nhận được câu trả lời như sau:

Sau 2 chục năm làm corporate tại 4 châu lục, ảnh tin là để làm leader thì không nhất thiết phải biết 100% mọi chuyên môn. Một leader giỏi sẽ học cái 20% của mỗi lĩnh vực mà đặt nền móng cho 80% các hoạt động của lĩnh vực đó, và học cách “dùng người” – cụ thể là synergize các chuyên gia.

Làm được như vậy thì chỉ cần một nguồn tài nguyên (thời gian, công sức, tiền bạc..) vừa phải, người leader đã nắm được gần hết những gì cốt lõi nhất, tinh tuý nhất của mỗi lĩnh vực liên quan. Bên cạnh đó, một leader competent (”giỏi”) thể hiện ở chỗ người đó có thể dụng chuyên gia hay không, chứ không nằm ở chỗ bản thân người đó có là chuyên gia hay không.

Hôm đó ảnh chia sẻ nhiều lắm, nhưng tớ ồ à nhất ở chỗ quy luật 20-80. Và năm nay, tớ đang vận dụng quy luật này để tập trung học phần 20% số lượng tạo nên 80% ý nghĩa của mỗi chuyên môn liên quan nè.

3.

Có một video khá dễ thương tớ mới tìm được về chủ đề này, cậu có thể tham khảo thêm nhé: https://fb.watch/eFnE2JvJP4/

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top