Hồi đại học, mấy bài luận của tớ hay được điểm cao lắm. Giờ đi làm, tớ cũng hay được sếp tin tưởng giao cho xây pitching deck của đủ loại initiative trong công ty. Và tớ nghĩ mình nên pay it forward bằng cách chia sẻ 3 phương pháp tớ đã sử dụng, biết đâu lại giúp được bạn nào đó.
*Note: Trong bài này tớ dùng từ “bài tập” để nói về cả công việc, cả bài vở đại học.
1. Break bài tập thành các task nhỏ
Khi nhận được một bài tập, điều tớ nghĩ đến đầu tiên là: “bài tập này cần bao nhiêu bước để hoàn thành?” và “từng đó bước thì cần bao nhiêu thời gian?”
Không bao giờ tớ viết vào to-do list 1 task chung chung kiểu “Soạn pitching deck X” cả. Task phải cụ thể đến mức:
- Nghiên cứu tài liệu về chủ đề
- Lên mục tiêu & outline
- Review outline với anh T.
- Xây 1st draft – nội dung a
- Xây 1st draft – nội dung b
- Tự vấn ⇒ 2nd draft
- Nộp bài lần 1
- Điều chỉnh – final
- Nộp bài final
Viết một bài luận, hay một pitching deck, là một quá trình kéo dài nhiều ngày, involve sự feedback từ nhiều người. Việc có task list cụ thể giúp tớ xây được một sản phẩm hoàn thiện hơn, và cũng estimate được chính xác hơn thời gian tớ cần dành ra cho toàn bài tập.
2. Tự vấn
Nếu chỉ viết 1st draft rồi nộp luôn, tớ nghĩ mình không tận dụng được hết chất xám của bản thân.
Task số 6 bên trên – “tự vấn” – là khi tớ tự ngồi lại, dùng con mắt của một critic (nhà phê bình) để tự đặt câu hỏi, chất vấn bản thân xem 1st draft cần sửa chỗ nào để hoàn thiện hơn:
- Nếu mình là khán giả, mình đọc/nghe bài này xong có take action giống như trong mục tiêu không?
- Flow thông tin đã logic và dễ hiểu chưa? Data đủ thuyết phục chưa?
- Có chỗ nào kể chuyện được không? Có chỗ nào cần thêm hình ảnh không?
- Khán giả có thể hỏi thêm những câu hỏi gì?
- …
Thường thì, sau khi xong 1st draft, tớ sẽ đợi qua ngày hôm sau – khi não đã fresh – để tự vấn. Việc tự vấn giúp tớ nhìn ra, sửa chữa nhiều điểm mù mà bản thân không để ý khi soạn 1st draft, giúp bài tập hoàn thiện hơn.
3. Chuẩn bị cho các câu hỏi từ khán giả
Trong bước tự vấn, tớ thường nghĩ trước xem khán giả có thể đặt những câu hỏi follow-up gì, đặc biệt với những bài tập cần present trước các thầy cô, các sếp.
Từ đó, tớ chuẩn bị sẵn appendix để trả lời các câu hỏi này tại chỗ, chứ không cần “anh/chị đợi xíu em mở file”, hay “để em về chuẩn bị thêm”. Appendix thường là data chi tiết, execution plan cụ thể, v.v.
Từ hồi đi làm đến giờ, tớ để ý là 10 bài thuyết trình, thì phải 7 là tớ cần lôi appendix ra nói rồi.
Hy vọng là 3 tip trên ít nhiều giúp được cậu. ❤