Tip để bản thân bớt định kiến

Mỗi chúng ta đều lớn lên với những định kiến ngầm – những concept (quan niệm) được in vào não ta tự lúc nào không biết, trở thành “điểm mù” của ta. Tỉ dụ:

  • Trong gia đình, chồng phải làm ra nhiều tiền hơn vợ, không là vợ khinh.
  • Người Kinh sống văn minh hơn người dân tộc thiểu số.
  • Gen X làm sao giỏi digital bằng tụi Gen Z.

Đặt tiền đề rằng ta sẵn có một “tâm hồn đẹp” – tự nguyện muốn bản thân giảm định kiến, tôn trọng sự đa dạng, thì câu hỏi là: làm thế nào mình phát hiện được những điểm mù đó?

Tip của cá nhân tớ là: để xác định một lời nói, hành động có mang tính phân biệt (discriminative) không, chỉ cần tự hỏi: “Nếu hoán đổi vai (giới tính, xu hướng tính dục, tuổi, vùng miền, chủng tộc, v.v.), lời nói/ hành động đó có trở thành ngớ ngẩn không?”

Ví dụ:

  • Dưới bài báo về nụ hôn đồng tính trong phim Lightyear, có một comment: “Lại một bộ phim LGBTQ+ nữa!”. Nếu bản thân chưa chắc comment như vậy có mang tính phân biệt không, chỉ cần đảo ngược vai, ta sẽ có câu “Lại một bộ phim dị tính nữa!”, và ta thấy nó ngớ ngẩn liền. → Comment kể trên có mang tính phân biệt xu hướng tính dục.
  • Một vấn đề gây tranh cãi trong tuyển dụng gần đây là việc nhà tuyển dụng hỏi ứng viên “có kế hoạch sinh con trong những năm tới không?”. Công ty A chỉ hỏi câu này với ứng viên nữ, thì công ty A phân biệt giới. Còn công ty B hỏi câu này với tất cả ứng viên, bất kể nam – nữ, thì khoan xét đến có phù hợp với quy tắc tuyển dụng hay không, chí ít, công ty B không phân biệt giới.

Việc tự hỏi này đã giúp tớ nhiều trong việc xác định những hành vi mang tính phân biệt, đặc biệt khi tính phân biệt không được thể hiện quá rõ ràng. Hy vọng cũng giúp được cậu, nha. :’>

P.s. Ý tưởng tự hỏi này của tớ được truyền cảm hứng bởi Hoán đổi giới tính – một page nâng cao nhận thức về định kiến giới trong xã hội hiện nay.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top